Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Phát triển thị trường điện cạnh tranh: Việt Nam học thế giới

Mặc dù thị trường phát điện cạnh tranh đã được vận hành khá thuận lợi, nhưng để chuyển nhanh sang thị trường bán buôn cạnh tranh không phải là chuyện dễ dàng. Kỳ vọng Việt Nam có một thị trường buôn bán điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau năm 2020, theo nhận định của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm.

Theo ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), mặc dù thị trường máy phát điện 
Để tích cực chuẩn bị cho phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải mới đây đã yêu cầu Bộ Công Thương sớm thiết kế một thị trường bán buôn điện cạnh tranh thực sự vào năm 2015. Phó Thủ tướng lưu ý, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh phải đi từng bước, thận trọng, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để tìm ra được mô hình thị trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam.


Chia sẻ với Việt Nam về phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Hội thảo “Việt Nam - Na Uy về thủy điện và cải cách thị trường điện” tổ chức mới đây, ông Per Christer Lund, chuyên gia thuộc Công ty tư vấn năng lượng DNVGL (Singapore) nhận định, mức tăng trưởng điện năng hàng năm của Việt Nam đều trên 12%, do vậy ngành điện cần phải rất sòng phẳng, minh bạch về giá. Các lực lượng tham gia thị trường điện phải được quyền quyết định vì họ hiểu về quá trình hoạt động, cạnh tranh trong sản xuất điện, bán, phân phối nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh nhất để có lợi cho người tiêu dùng. Đó cũng chính là những tiêu chí trong mô hình điện cạnh tranh ở châu Âu và một số thị trường thành công đến giờ phút này”, ông Per Christer Lund nhấn mạnh. máy phát điện


Đồng tình với quan điểm trên, ông E.Kirkeby Garber - Phó Chủ tịch khu vực Đông Nam Á Tập đoàn SN Power (công ty hàng đầu của Na Uy trong ngành công nghiệp năng lượng) cũng cho rằng, tới đây Việt Nam muốn phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo hướng bền vững thì yếu tố giá phải do thị trường quyết định và người dân chấp nhận “luật chơi”. Nhờ đó, ngành điện có thể thu hút được đầu tư và phát triển mà không cần trợ cấp từ Chính phủ.

Các chuyên gia cùng đề xuất, tới đây, Việt Nam muốn hướng tới thị trường bán buôn điện thành công cần đơn giản hơn trong thủ tục đầu tư, tính minh bạch trong quá trình hợp tác, từ đó tạo ra được thị trường điện linh hoạt.

Xem xét về thị trường điện Việt Nam, ông Per Christer Lund cho rằng, Việt Nam có thể là một đầu mối bán buôn cho các nước trong khu vực tham gia và có lưới điện liên kết toàn Đông Nam Á. Hiệu quả của mô hình này là lượng điện sản xuất rẻ sẽ được điều tiết đến các khu vực có giá cao tránh được lãng phí trong sản xuất điện.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, lộ trình với 3 giai đoạn để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là khá phù hợp, nhưng Việt Nam cần phải xác định đang ở chỗ nào cụ thể trong từng giai đoạn của lộ trình. Bước đầu tiên thành công sẽ là “bước đệm” để giai đoạn sau phát triển thuận lợi hơn./.

Lộ trình cải cách thị trường điện Việt Nam do Bộ Công Thương đề xuất gồm 4 giai đoạn. Cụ thể, năm 2010 cho phép các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân tham gia sản xuất điện để bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh (2011-2014); phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022) và tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau 2022).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng: Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, trên cơ sở đó tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để tìm ra được mô hình thị trường phù hợp với ngành điện của Việt Nam. Đảm bảo đến 2015, việc thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ diễn ra thuận lợi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét