Hàng loạt các công trình lưới điện trọng điểm đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định cho các tỉnh miền Nam vào những năm tới đang có nguy cơ chậm tiến độ mà nguyên nhân chính là do công tác giải phóng mặt bằng. Ông Lý Ngọc Khánh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (AMN) cho rằng: “ Đền bù giải phóng mặt bằng có tính chất quyết định đến tiến độ các dự án này”
Đồng bộ với dự án đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung làm chủ đầu tư đang tiến sát đích đóng điện vào cuối tháng 4 năm nay, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm như đường dây 500kV Phú Lâm-Ô Môn; Trạm biến áp (TBA) 500kV Cầu Bông và đấu nối; các đường dây 220kV Cầu Bông-Đức Hòa, Cầu Bông-Hóc Môn-rẽ Bình Tân với tổng mức đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.
Trong đó, Trạm 500kV Cầu Bông đóng vai trò quan trọng cùng với đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông sẽ phải hoàn thành trong tháng 4 tới. Tại trạm có 3 đường dây 220kV là Cầu Bông-Đức Hòa, Cầu Bông-Hóc Môn-rẽ Bình Tân, Cầu Bông-Củ Chi. Ông Khánh cho biết, hiện đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng, chỉ còn rải đá hệ thống đường trong trạm và chỉnh trang mặt bằng. Công tác lắp đặt thiết bị đang được tiến hành; trong đó, những thiết bị như giá đỡ, thanh cái chưa về đến trạm nên ảnh hưởng đến công tác lắp đặt, thí nghiệm hiệu quả và nghiệm thu. Hiện Ban đã yêu cầu hãng cung cấp thiết bị là Alstom Grid cử chuyên gia xử lý các vướng mắc trên.
Tuy nhiên, ông Khánh cũng khẳng định, đến cuối tháng tư này, dự án sẽ đảm bảo tiến độ. Cái lo nhất hiện nay là máy biến áp của trạm phải đầu tháng 4 mới về Việt Nam và phải mất 1 tuần vận chuyển từ Cảng Sài Gòn về trạm, sau đó đến giữa tháng 4 mới lắp đặt và phải sau 1 tháng mới xong phần thí nghiệm, hiệu chỉnh.
Đối với đường dây 220kV Cầu Bông-Đức Hòa dài 13,42km thuộc địa phận các xã Nhuận Đức, Phước Thạnh, Thái Mỹ (huyện Củ Chi,Thành phố Hồ Chí Minh) và xã Tân Mỹ (huyện Đức Hòa, Long An) theo tiến độ sẽ hoàn thành tháng 3/2015. Hiện nay, toàn bộ 43 móng trụ và hành lang an toàn đã được bàn giao cho Ban Bồi thường-Giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa. Mặc dù vậy, đường dây này lại chưa thi công được vị trí nào do đang làm thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, do đó chưa thể bàn giao cho nhà thầu xây lắp.
Ông Nguyễn Công Toàn, Phó Giám đốc Ban AMN cho biết: Khó khăn nhất hiện nay là việc thu thập pháp lý Giấy quyền sử dụng đất của người dân và công tác thẩm tra bản vẽ móng trụ nên ảnh hưởng đến công tác đền bù và phương án bồi thường của dự án đường dây này.
Nguyên nhân giải phóng mặt bằng gặp khó khăn là do tiến độ lập hồ sơ chậm vì huyện Củ Chi yêu cầu đổi hướng tuyến. Vì vậy, đến tháng 12/2013 mới được UBND Thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư. Trong khi đó, bản đồ tuyến dự án chỉ thực hiện trên nền bản đồ Kỹ thuật số. Do đó, khi xác định ngoài thực địa đối với các trường hợp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo tài liệu 02 khiến nhiều chủ đất chưa xác định được chủ sử dụng.
Đường dây 220kV Cầu Bông-Hóc Môn-rẽ Bình Tân dài gần 16km đi qua địa phận các xã Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ (huyện Củ Chi); các xã Đông Thạnh, Tam Thới (huyện Hóc Môn) và các phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp (quận 12, TP Hồ Chí Minh) cũng vậy. Dự án này vẫn đang triển khai công tác đền bù, nhà thầu chưa thể thi công. UBND huyện Củ Chi và Hóc Môn vẫn đang thu thập pháp lý. Hiện Ban Quản lý dự án đã ký hợp đồng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Củ Chi để xác định vị trí đất và xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
Đường dây 500kV Phú Lâm-Ô Môn đi qua 2 tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 34,33km hiện đã thi công được 80% khối lượng. Trong đó, Long An đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng và thi công xong, sẵn sàng nhận điện nhưng đoạn đi qua TP Hồ Chí Minh mới đào đúc móng được 20/24 vị trí, dựng được 18/24 cột, chưa thể kéo dây. máy phát điện
Cái khó nhất hiện nay theo ông Toàn là trên địa bàn huyện Bình Chánh còn các trụ số 5 và 14 dân chưa bàn giao mặt bằng phục vụ thi công. “Theo kế hoạch của UBND huyện Bình Chánh, đến cuối tháng 12/2013 sẽ bàn giao xong nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết. Trên thực tế huyện đã nhiều lần tiếp xúc với các hộ dân và vận động nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Toàn cho biết.
Tính đến nay, UBND huyện Bình Chánh đã phê duyệt phương án bồi thường cho 223/235 hộ; trong đó, các xã vận động và chi trả tiền cho 178 hộ bị ảnh hưởng.
Về phần diện tích bị ảnh hưởng trên địa bàn quận Bình Tân, qua khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo vẫn còn 12 hộ chưa nhận tiền bồi thường, do vậy chưa thi công kéo dây.
Phúc đáp lại Công văn số 4893/EVN-QLXD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo UBND/Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh và KCN Tân Tạo khẩn trương thực hiện chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng cho công trình đường dây 500kV Phú Lâm-Ô Môn, từ cuối năm 2013, UBND TP Hồ Chí Minh đã có Công văn số 6940/UBND-ĐTMT về đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trong công văn này, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín yêu cầu hai địa phương này tập trung chỉ đạo Hội đồng bồi thường khẩn trương dồn sức, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất theo quy định, sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp còn lại, kể cả áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật, đảm bảo bàn giao mặt bằng và các vị trí móng trụ còn lại và phạm vi hành lang tuyến theo đúng yêu cầu của ngành điện; đồng thời có biện pháp hỗ trợ các đơn vị triển khai thi công đúng tiến độ, không để chậm trễ, kéo dài hơn nữa. máy phát điện
Mới đây, trong báo cáo gửi Hội đồng bồi thường dự án ngày 5/3/2014, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh đã thống kê còn 71 hộ trong hành lang dự án chưa bàn giao mặt bằng, 25 hộ đã ký hồ sơ nhận tiền nhưng chưa di dời và 46 hộ chưa ký hồ sơ, chưa bàn giao mặt bằng; đồng thời kiến nghị Hội đồng Bồi thường dự án xem xét quyết định bố trí tái định cư đối với các hộ đủ điều kiện được bồi thường và hỗ trợ đất ở theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 37 của Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND TP.
Trong đợt kiểm tra mới đây của Bộ Công Thương đối với các công trình trọng điểm cấp điện cho miền Nam, Thứ trưởng Lê Dương Quang yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần bám sát lịch tiến độ để có hiệu chỉnh phù hợp. “Là công trình trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tiến độ đang trong tầm kiểm soát, nếu có vướng mắc ở khâu nào cũng cần cập nhật thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ để kịp thời có sự điều chỉnh”, Thứ trưởng nói.
Thời gian không còn nhiều và các dự án cấp bách, đồng bộ đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ năm 2014 trở đi đã được TTCP phê duyệt đang tiến gần, rất cần sự vào cuộc thật mạnh mẽ của UBND TP Hồ Chí Minh trong việc tập trung chỉ đạo quyết liệt và sát sao UBND các huyện Củ Chi, Bình Chánh và quận Bình Tân đối với công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy, tiến độ “cán đích” của đường dây 500kV mạch 3 Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông vào cuối tháng 4 này mới thật có ý nghĩa. máy phát điện
Đường dây 500kV Phú Lâm-Ô Môn đi qua 2 tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 34,33km hiện đã thi công được 80% khối lượng. Trong đó, Long An đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng và thi công xong, sẵn sàng nhận điện nhưng đoạn đi qua TP Hồ Chí Minh mới đào đúc móng được 20/24 vị trí, dựng được 18/24 cột, chưa thể kéo dây. máy phát điện
Cái khó nhất hiện nay theo ông Toàn là trên địa bàn huyện Bình Chánh còn các trụ số 5 và 14 dân chưa bàn giao mặt bằng phục vụ thi công. “Theo kế hoạch của UBND huyện Bình Chánh, đến cuối tháng 12/2013 sẽ bàn giao xong nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết. Trên thực tế huyện đã nhiều lần tiếp xúc với các hộ dân và vận động nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Toàn cho biết.
Tính đến nay, UBND huyện Bình Chánh đã phê duyệt phương án bồi thường cho 223/235 hộ; trong đó, các xã vận động và chi trả tiền cho 178 hộ bị ảnh hưởng.
Về phần diện tích bị ảnh hưởng trên địa bàn quận Bình Tân, qua khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo vẫn còn 12 hộ chưa nhận tiền bồi thường, do vậy chưa thi công kéo dây.
Phúc đáp lại Công văn số 4893/EVN-QLXD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo UBND/Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh và KCN Tân Tạo khẩn trương thực hiện chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng cho công trình đường dây 500kV Phú Lâm-Ô Môn, từ cuối năm 2013, UBND TP Hồ Chí Minh đã có Công văn số 6940/UBND-ĐTMT về đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trong công văn này, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín yêu cầu hai địa phương này tập trung chỉ đạo Hội đồng bồi thường khẩn trương dồn sức, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất theo quy định, sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp còn lại, kể cả áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật, đảm bảo bàn giao mặt bằng và các vị trí móng trụ còn lại và phạm vi hành lang tuyến theo đúng yêu cầu của ngành điện; đồng thời có biện pháp hỗ trợ các đơn vị triển khai thi công đúng tiến độ, không để chậm trễ, kéo dài hơn nữa. máy phát điện
Mới đây, trong báo cáo gửi Hội đồng bồi thường dự án ngày 5/3/2014, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh đã thống kê còn 71 hộ trong hành lang dự án chưa bàn giao mặt bằng, 25 hộ đã ký hồ sơ nhận tiền nhưng chưa di dời và 46 hộ chưa ký hồ sơ, chưa bàn giao mặt bằng; đồng thời kiến nghị Hội đồng Bồi thường dự án xem xét quyết định bố trí tái định cư đối với các hộ đủ điều kiện được bồi thường và hỗ trợ đất ở theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 37 của Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND TP.
Trong đợt kiểm tra mới đây của Bộ Công Thương đối với các công trình trọng điểm cấp điện cho miền Nam, Thứ trưởng Lê Dương Quang yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần bám sát lịch tiến độ để có hiệu chỉnh phù hợp. “Là công trình trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tiến độ đang trong tầm kiểm soát, nếu có vướng mắc ở khâu nào cũng cần cập nhật thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ để kịp thời có sự điều chỉnh”, Thứ trưởng nói.
Thời gian không còn nhiều và các dự án cấp bách, đồng bộ đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ năm 2014 trở đi đã được TTCP phê duyệt đang tiến gần, rất cần sự vào cuộc thật mạnh mẽ của UBND TP Hồ Chí Minh trong việc tập trung chỉ đạo quyết liệt và sát sao UBND các huyện Củ Chi, Bình Chánh và quận Bình Tân đối với công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy, tiến độ “cán đích” của đường dây 500kV mạch 3 Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông vào cuối tháng 4 này mới thật có ý nghĩa. máy phát điện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét