Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Chuẩn bị xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) và Bộ Khoa học-Công nghệ của Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để năm 2015 khởi công xây dựng Trung tâm công nghệ và nghiên cứu hạt nhân, tiền đề cho việc khởi công Dự án nhà máy phát điện 
 hạt nhân Ninh Thuận I do phía Nga xây dựng.


Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Ông Vyacheslav. Pershukov, Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Rosatom cho biết, trong thỏa thuận chính phủ giữa Nga và Việt Nam, Rosatom đang cùng với phía Việt Nam xác định địa điểm và phương án khả thi xây dựng trung tâm công nghệ hạt nhân với số vốn đầu tư hơn 500 triệu đô la Mỹ do phía Nga hỗ trợ tín dụng. Chuyên gia về năng lượng nguyên tử của hai bên đã xây dựng chương trình nghiên cứu tại các trung tâm này, với hai cơ sở tại Đà Lạt và Hà Nội.

Trung tâm sẽ đáp ứng các nhu cầu về khoa học, công nghệ và kỹ thuật liên quan với mục tiêu đào tạo nhân sự cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam mà phía Nga hướng đến việc khởi công vào năm 2017. Tại đây sẽ tổ chức nghiên cứu ứng dụng bức xạ hạt nhân trong sản xuất vật liệu công nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm, điều khiển học và tự động hóa.

Tại cơ sở ở Đà Lạt, Rosatom đề xuất xây dựng một lò phản ứng hạt nhân bao gồm lò phản ứng nghiên cứu, các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng đảm bảo vận hành an toàn. Dự kiến lò này có công suất 15 MW, nếu so sánh thì có công suất lớn gấp 30 lần lò phản ứng hạt nhân hiện có ở Đà Lạt.

Cơ sở thứ hai dự kiến xây tại Hà Nội sẽ thiên về nghiên cứu lý thuyết và thực hiện những thử nghiệm các chất không liên quan đến đồng vị phóng xạ, mô phỏng các kết quả thử nghiệm tại Đà Lạt. máy phát điện

Nếu được khởi công vào năm 2015 và hoàn thành việc xây dựng vào năm 2020 thì tại hai trung tâm sẽ có 400-500 người Việt Nam và chuyên gia nước ngoài làm việc. Nó được tiến hành song song với việc đào tạo hơn 240 sinh viên Việt Nam tại các trường đại học và cơ sở điện hạt nhân đang thi công tại Nga.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét